Lễ cầu siêu trong Phật giáo được thực hiện với mong muốn giúp người đã khuất thoát khỏi cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui. Hình thức cầu siêu phải dựa vào cảm ứng của nghiệp lực tu thiện từ bạn bè, gia thuộc người chết chứ không phải do một mình tác dụng tụng kinh của Tăng Ni. Để hiểu hơn về ý nghĩa của việc cầu siêu, mọi người hãy tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Nghi lễ cầu siêu là gì?
Theo quan niệm thông thường trong thế gian, cầu siêu là siêu thoát, tức là dùng phương thức nào đó giúp cho vong linh của người đã khuất được siêu thoát khỏi các cảnh giới khổ đau. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện.
Đối với Phật pháp, nghi lễ cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ. Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho vong nhân sanh về miền Cực lạc. Do vậy, nhận thức về ý nghĩa sống chết giúp chúng ta có chánh kiến trong tu học và hiểu thêm về quan niệm cầu siêu.
Ý nghĩa của lễ cầu siêu trong Phật giáo
Thế gian quan niệm rằng: “Âm dương đồng nhất lý”. Lý ở đây là nguyên lý nhân quả, đời sống chúng sinh chính là nghiệp quả của họ đã tạo ra. Cho nên cõi nào còn có sanh, già, bệnh, chết thì còn có khổ đau. Cõi âm hay cõi dương cũng thế. Nhưng cần phải hiểu rộng ra, người sau khi chết sẽ tái sanh vào nhiều cảnh giới khác nhau.
Trong giáo lý nhà Phật thì thế giới con người chỉ là một trong mười pháp giới (1) đang hiện hữu. Các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau. Chúng sinh trong ba cõi chỉ do một tâm này mà tồn tại, “Ba cõi chỉ là nhất tâm”(2). Chính vì lẽ đó mà cõi âm và cõi dương liên hệ với nhau chặt chẽ qua sự chi phối nghiệp lực và nhân quả. Tâm thức và nhân duyên là mối liên hệ con người cùng thế giới xung quanh. Vì vậy, Phật giáo chính tín cho rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải là tăng ni mà là gia thuộc của người chết. Gia thuộc người chết, trong giờ phút lâm chung, nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp chết, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp chết hiểu rõ, đó là làm công đức hộ cho anh ta, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người chết. Đó là do sự cảm ứng của một niệm thiện nghiệp, do tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người chết hướng tới cõi lành. Đó không phải là mê tín, đó là đạo lý tâm thiện hướng tới cõi thiện.
Phật giáo chỉ rõ ra rằng, tâm phiền não tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc vào các cảnh giới khổ đau. Cho nên ý nghĩa siêu độ cần được luận giải từ nơi tâm, vì tâm là chủ thể của mọi hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chánh kiến trong việc cầu siêu là đem tâm thanh tịnh, tâm thành kính, tâm từ bi cứu khổ thể hiện các Phật sự để kiến tạo công đức hồi hướng siêu độ cho vong linh.
Ai đã đọc kinh Vu lan mới thấy giọt nước mắt của ngài Mục Kiền Liên đã khóc vì thương mẹ đến cầu Phật chỉ dạy pháp cứu độ. Giọt nước mắt của Quang Mục và Thánh nữ Bà la môn trong kinh Địa Tạng khóc vì thương mẹ mà phát tâm Bồ-đề, nguyện thành Phật độ chúng sanh. Những giọt nước mắt ấy là tình thương, là tâm từ bi. Khi có tâm ấy mà cúng dường Tam bảo, cúng dường trai tăng, hay cúng dường chùa chiền và làm tất cả điều lành khác đều có hiệu ứng thiết thực. Do có tâm như vậy mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên, mẹ của Quang Mục và mẹ của thánh nữ Bà la môn mới được chuyển hóa và siêu thoát. Đó không phải là mê tín, mà là sự cảm thông của lòng hiếu vĩ đại, của tâm nguyện vĩ đại, khiến cho tâm lực và nguyện lực của người siêu độ hòa nhập và cảm thông với nghiệp lực của người siêu độ, cả 2 thông suốt cùng một khí, nhờ vậy, mà người chết được siêu độ.
Lễ cầu siêu trong Phật giáo Muốn nhận thức rõ người đã qua đời mong mỏi điều gì và đời sống người sau khi chết ra sao, mọi người nên đọc kinh điển Đại thừa như kinh Vu lan, kinh Địa tạng, văn Thủy sám và Lương hoàng sám. Khi đọc những kinh văn này, bản thân chúng ta biết đau xót, biết rung cảm, biết phát khởi tâm chính đáng cho mọi hình thức siêu độ. Nếu có tâm lành đó rồi thì chỉ bông hoa và chén nước cúng ở chùa có công đức không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, người cầu siêu phải có sức quán tưởng chân thành rằng các Đức Phật và Bồ-tát đó đang sống trong đời này. Và đem tâm ấy mà hành thiện hồi hướng cho người cõi âm sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
Cầu siêu cho người qua đời là nếp sống nhân bản rất đáng tôn trọng. Nó khẳng định mối tương quan của người sống và người chết. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Ý nghĩa này là điểm then chốt trong triết lý sống Phật giáo. Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với hành động của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần thiết. Quan niệm này là tri thức cần được phổ cập trong sự giáo dục về đời sống con người. Vì cái bế tắc của số đông người hiện nay là ý thức hệ cực đoan, không tin luật nhân quả luân hồi, tái sanh. Từ đó mà bao nhiêu tệ nạn xấu ác xảy ra, sống là hưởng thụ, chà đạp quyền sống của nhau. Thái độ sống như thế làm cho cuộc đời khổ đau và đen tối hơn, vì họ tin rằng chết là hết! Tín ngưỡng cầu siêu hàm chứa nét nhân bản trong văn hóa, thấm nhuần triết lý sống của đạo Phật. Chúng ta cúng bái cầu siêu cho người âm thể hiện đạo lý báo ân. Chúng ta làm phước siêu độ cho chúng sanh bớt khổ thì tự nhiên có tâm từ bi. Người có đức hạnh từ bi thì có phước đức trong đời sống. Tín ngưỡng cầu siêu trong Phật giáo có nhiều lợi ích, nhưng quan trọng nhất là giới thiệu cho mọi người nhận thức về thế giới quan của Phật giáo Đại thừa. Trong đó thù thắng nhất là thế giới Tây phương Cực lạc mà mọi người tu niệm Phật hướng đến trong đời này và sau khi lâm chung.
Mục đích của người học Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp giác ngộ. Khi thực hiện các hình thức siêu độ phải xuất phát từ tâm từ bi để đi đúng với xu hướng giác ngộ của Phật dạy. Dù cõi âm hay cõi dương cũng biểu hiện sự sống, mong muốn thoát khổ và tìm vui. Tất cả chúng ta không ngoài thông lệ ấy. Từ đó mới thấy rằng, Phật pháp luôn đem lại hương vị giải thoát cho tất cả chúng sinh.
Tổng hợp
Chú thích:
(1) Pháp giới của Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh;
(2). Kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địa, HT.Trí Tịnh dịch;
Xem nhanh các bài viết có nội dung liên quan: bán đất nghĩa trang, chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chon dat chon cat, chọn đất chôn cất, công viên nghĩa trang, dat duong sanh, dat nghia trang, dịch vụ mai táng, dịch vụ mai táng tphcm, dịch vụ tang lễ, đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang, gia dat nghia trang, giá đất nghĩa trang, hoa viên nghĩa trang, khu mo gia dinh, khu mộ gia đình, mua dat nghia trang, mua đất nghĩa trang, nghĩa trang, nghĩa trang dòng họ, nghĩa trang gần tphcm, nghia trang gia dinh, nghĩa trang gia đình, nghĩa trang lớn nhất sài gòn, nghĩa trang tại tphcm, nghĩa trang tp hồ chí minh, sài gòn thiên phúc, saigon thien phuc, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe tuổi già, tang lễ trọn gói, tảo mộ ông bà, thiên phúc, Tiết Thanh Minh, xây mộ cho người chết, xây mộ cho ông bà
Công viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc – Nhà đầu tư mua bán đất Nghĩa trang, dịch vụ tang lễ trọn gói tốt nhất 2018, món quà vô giá cho đấng sinh thành. Bên cạnh đó là các dịch vụ chăm sóc nơi an nghỉ cho người quá cố, dịch vụ mai táng, tang lễ trọn gói. Đến với Công viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang với giá hợp lý và dịch vụ chất lượng nhất.
Gọi Hotline 0906 082 088 để được tư vấn tốt nhất.
Website chính thức: https://saigonthienphuc.com
Kênh Facebook chính thức: https://www.facebook.com/saigonthienphuc
Kênh Youtube chính thức của Hoa viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc : https://www.youtube.com/channel/UCUmwCxdzLUTr_fIfXRMl9Xw
Bảng giá Đất Nghĩa Trang tham khảo năm 2018: https://saigonthienphuc.com/bang-gia-dat-nghia-trang
Email: saigonthienphuc.info@gmail.com