Cứ cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch người ta lại râm ran truyền tai nhau về một ngày lễ lớn của đạo Phật nói riêng và của người Việt nói chung – lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, các chùa khắp cả nước tổ chức mừng đại lễ, con cháu thì nghĩ cách làm cha mẹ vui lòng. Vu Lan là một đại lễ báo hiếu có xuất xứ từ một bản kinh của Phật Giáo Đại Thừa. Nhưng những ý nghĩa ẩn sau ngày lễ này hẳn nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ hết.
Ý nghĩa của chữ “Vu Lan”
Ý nghĩa đầu tiên của lễ Vu Lan mà mọi người hay biết tới nhất chính là báo hiếu. Cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, các chùa chiền phật tử khắp nơi đều tổ chức mừng lễ Vu Lan thật trang trọng và thành kính. Tương truyền, xuất xứ của ngày đại lễ này là từ một sự tích được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của hai từ Vu Lan và Báo hiếu. Vu Lan là từ gọi tắt của Vu Lan Bồn, tiếng Phạn là “Ullambana”, “Ullam” nghĩa là treo ngược, “Bana” nghĩa là cứu giúp. Vậy Vu Lan có nghĩa là cứu người bị tội treo ngược. Báo hiếu có nghĩa là sự đền đáp công sinh thành dưỡng dục với cha mẹ của con cái. Báo hiếu ở đây không phải chỉ là báo đáp cha mẹ hiện tại mà còn đối với cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp trước của mỗi người. Theo kinh sách ghi, người đầu tiên tiếp nhận phương thức báo hiếu mẹ cha ở nhiều đời mà đức Phật dạy chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.
Sự tích lễ Vu Lan – Mục Kiền Liên cứu mẹ
Dựa theo bản ghi của kinh Vu Lan Bồn, thì khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả đã dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi từ địa ngục tới nhân gian rồi thiên đàng. Sau, ngài phát hiện mẹ mình đang là ngạ quỷ, bị hành hạ đói khát nơi địa ngục khổ sở. Quá thương mẹ, ngài đang mang bát cơm xuống dưới địa ngục cho bà ăn. Nhưng hễ cơm vào tới miệng bà thì đều hóa thành lửa khiến bà Thanh Đề đau đớn khôn nguôi. Dù làm cách nào, Mục Kiền Liên cũng vẫn không thể cứu mẹ.
Ngài mới đi hỏi Đức Thế Tôn và nhận được câu trả lời: “Dù ông có thần thông quảng đại thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực chuyển hóa của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ.” Nghe Đức Phật dạy nhưng Mục Kiền Liên vẫn không biết làm cách nào để nhờ chư tăng khắp nơi cúng dường cùng một lúc, Đức Thế Tôn mới tiếp: “ Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa cúng vào ngày này.”
Mục Kiền Liên đã làm theo lời chỉ dạy của Đức Phật và cứu được mẹ mình. Đức Phật cũng nói, ai muốn cứu giúp mẹ cha, báo hiếu công ơn sinh thành thì cứ theo cách đó mà làm. Đó là sự tích của lễ Vu Lan.
Ngày nay, lễ Vu Lan không còn là ngày lễ riêng của Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ quốc dân mang tính nhân văn về lòng hiếu thảo của tất cả mọi người đối với cha mẹ, ông bà ở hiện tại và đã vãng sanh ở những kiếp trước. Đây còn là sợi dây liên kết giữa máu mủ ruột già không bao giờ mất của người Việt, nêu cao truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà cha ông ta đã dạy.
Rộn ràng nụ cười mẹ cha
Trong ngày lễ Vu Lan, nhiều người đã cùng cha mẹ, ông bà đến chùa để cúng dường, tụng kinh, phóng sinh để cứu giúp chúng sanh. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng vui mừng. Bởi, cuộc sống hiện đại quá bận rộn, thời gian rảnh của con cháu quá ít ỏi để ở bên ông bà, cha mẹ huống hồ là đi chùa cầu nguyện. Cho nên, khi được con cháu đưa đi chùa, cảm nhận được sự yêu thương, tấm lòng thành kính của con cháu, cha mẹ vui không nói nên lời. Nhưng cũng có những gia đình, vì đặc thù nghề nghiệp hoặc đang ở xa, không thể ở bên cha mẹ trong ngày này, họ cũng chuẩn bị những món quà nhỏ chứa đựng cả tâm tình của người con để tặng mẹ cha. Và nhiều người đã chọn đất dưỡng sanh làm quà tặng đấng sinh thành của mình. Người cao tuổi thường hay lo nghĩ nhiều, họ sợ một mai nằm xuống, ở thành phố đất chật người đông như Sài Gòn thì biết ngả lưng nơi đâu. Hiểu nỗi lòng mẹ cha, nên những người con đã tìm hiểu rất nhiều hoa viên nghĩa trang để tìm mua đất dưỡng sanh.

Đất dưỡng sanh ở công viên nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc cũng từ đó mà trở nên là một sản phẩm ý nghĩa hơn, bởi không chỉ dựa trên nhu cầu thiết yếu mà còn trở thành món quà tặng ý nghĩa cho các bậc lão niên, giúp họ an lòng vui sống.
–//–
Công viên Nghĩa Trang Cao Cấp Sài Gòn Thiên Phúc – đơn vị quản lý và phát triển dự án Đất Dưỡng Sanh – Đất Nghĩa Trang, món quà vô giá cho đấng sinh thành. Bên cạnh việc tìm kiếm mảnh đất nghĩa trang cao cấp để xây mộ cho ông bà là các dịch vụ chăm sóc nơi an nghỉ cho người quá cố, dịch vụ mai táng, tang lễ trọn gói, chăm sóc mộ phần trọn gói. Hoa viên nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc luôn là top đầu các nghĩa trang ở tphcm với nhiều khu đất gồm cả khu đất nghĩa trang công giáo, hoàn toàn phù hợp hoàn cảnh và tiêu chí tìm kiếm đất nghĩa trang thiên chúa giáo. Với những ưu điểm vượt trội trong các gói dịch vụ chăm sóc mộ trọn gói, hoa viên nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc đã khẳng định vị thế của mình so với các đối thủ khác được biết đến như hoa viên bình an, hoa viên chánh phú hòa, nghĩa trang bình hưng hòa, nghĩa trang bình dương, nghĩa trang long thành, nghĩa trang phúc an viên, nghĩa trang hoài ân viên, nghĩa trang vĩnh hằng long thành, nghĩa trang miền đông hay hoa viên nghĩa trang sala garden. Đến với Công viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang với giá hợp lý và dịch vụ chất lượng nhất. Năm 2019, BQL Công viên nghĩa trang cao cấp Sài Gòn Thiên Phúc đã có điều chỉnh bảng giá huyệt mộ đất chôn cất với dịch vụ và chất lượng chăm sóc mộ phần trọn gói tốt nhất. Gọi Hotline 0906 082 088 để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG SÀI GÒN THIÊN PHÚC – Nhà phát triển Dự án đất nghĩa trang lớn nhất cách Chợ Bến Thành chỉ 19km
Địa chỉ: Ấp Long Phú, Xã Tân Kim, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Đăng ký tham quan Công Viên: https://saigonthienphuc.com/dang-ky-tham-quan
Website: saigonthienphuc.com
Facebook: https://www.facebook.com/saigonthienphuc/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCUmwCxdzLUTr_fIfXRMl9Xw
Hotline: 0906 082 088