Tâm lý chung thì những bậc trưởng bối, người cao tuổi, ông bà của chúng ta thường trăn trở, day dứt và có nhiều ước nguyện hơn chúng ta nghĩ.
Đời người như một vòng tuần hoàn, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi ta bập bẹ từng bước được cha mẹ đưa đến trường, rồi đến ngày ra trường và đến thời điểm lập gia đình như bao người bình thường khác. Rồi chúng ta cũng có con, nuôi chúng trưởng thành, thấm thoắt cũng đã ngoài 50, đây có lẽ là thời điểm tự do, ta tự sống và lo cho chính mình, ta cần biết yêu bản thân mình hơn. Bởi lẽ, cuộc đời không thể nói trước được điều gì cả. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối trên cuộc đời và sao cho để khi về với đất mẹ ta sẽ không còn điều gì day dứt hay tiếc nuối.

Khi đến tuổi “gần đất xa trời” chúng ta thường nuối tiếc điều gì?
Đây có lẽ là nỗi lòng của các cụ, là khoảng thời gian họ ngoảnh lại thời thanh xuân rực rỡ mà thời gian lấy đi một cách lặng thầm. Tâm lý chung thì những bậc trưởng bối, người cao tuổi, ông bà của chúng ta thường trăn trở, day dứt và có nhiều ước nguyện hơn chúng ta nghĩ.

Nuối tiếc vì đã mù quáng chạy theo đồng tiền và địa vị
Đồng tiền và địa vị là những giá trị có sức quyến rũ vô hình mà ai ai cũng bị cuốn theo, bởi trong cuộc sống mọi thứ thường được quyết định và chi phối bằng tiền bạc. Vì mãi mê lo kiếm tiền, chức tước, sắm nhà cao, xe xịn mà họ đã lãng quên đi những ước mơ, những khoảng thời gian tận hưởng dành cho bản thân mình.
Nuối tiếc vì đã làm việc quá sức và không chăm lo nhiều đến sức khỏe
“Ước gì tôi đừng làm việc cật lực đến như vậy” là câu cửa miệng của những người đàn ông sắp chết. Họ đã bỏ lỡ việc tận hưởng thời trẻ của con cái và mối quan hệ với bạn đời. Phụ nữ cũng có thể hối tiếc về điều này, nhưng thường chỉ từ các thế hệ trước đây, do nhiều chị em không phải là trụ cột gia đình.
Nuối tiếc khi ít sống cho bản thân và cảm thấy chưa thật hạnh phúc
Đây là một nuối tiếc phổ biến đến kinh ngạc ở những người cao tuổi, những người sắp lìa khỏi trần đời. Cho tới tận khi chết, nhiều người mới nhận ra rằng, hạnh phúc xứng đáng được đánh đổi bằng nhiều thứ. Và đôi khi, họ sống chỉ vì luôn bao bọc và dốc hết sức lo lắng cho những người xung quanh mình, để giờ đây khi muốn bù đắp cho bản thân thì “lực bất tòng tâm”
Nuối tiếc khi không bộc lộ cảm xúc thực và luôn “đeo mặt nạ”
Nhiều người đã phải kìm nén cảm xúc thực để giữ hòa khí với những người khác. Điều đó cũng đồng nghĩa, họ đôi khi phải “đeo mặt nạ” không mong muốn. Vì vậy, khi sắp “gần đất, xa trời”, không còn gì để mất, họ cảm thấy cay đắng và căm phẫn với sự kìm nén cảm xúc quá mức của chính mình.
Nuối tiếc đã không giữ liên lạc với bạn bè và vô tình lãng quên
Thông thường, nhiều người sẽ không thực sự nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của bạn bè cho tới những ngày cuối đời. Khi sắp chết, rất nhiều người cảm thấy hối hận vì đã để vuột mất những tình bạn vàng trong nhiều năm. Họ nuối tiếc sâu sắc rằng mình đã không đầu tư thời gian và sự chia sẻ đáng có cho những người bạn.

Khi về già những người cao tuổi nên chuẩn bị gì cho mình?
Để không phải nuối tiếc về những gì đã qua thì trước khi bước đến tuổi già, chúng ta cần yêu bản thân hơn và chuẩn bị cho mình nhiều thứ.
>> Giữ sức khỏe và ăn uống hợp lý

Nên ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích, tránh xa thuốc lá, tập dưỡng sinh mỗi ngày, vui vẻ lạc quan.
>> Chuẩn bị một nơi để ở khi về già, để khỏi phụ thuộc ai
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.
>> Nên kiếm tiền dưỡng già
Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.
>> Tìm cho mình những người bạn già để bầu bạn
Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.
Xem nhanh các bài viết có nội dung liên quan: bán đất nghĩa trang, chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chon dat chon cat, chọn đất chôn cất, công viên nghĩa trang, dat duong sanh, dat nghia trang, dịch vụ mai táng, dịch vụ mai táng tphcm, dịch vụ tang lễ, đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang, gia dat nghia trang, giá đất nghĩa trang, hoa viên nghĩa trang, khu mo gia dinh, khu mộ gia đình, mua dat nghia trang, mua đất nghĩa trang, nghĩa trang, nghĩa trang dòng họ, nghĩa trang gần tphcm, nghia trang gia dinh, nghĩa trang gia đình, nghĩa trang lớn nhất sài gòn, nghĩa trang tại tphcm, nghĩa trang tp hồ chí minh, sài gòn thiên phúc, saigon thien phuc, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe tuổi già, tang lễ trọn gói, tảo mộ ông bà, thiên phúc, Tiết Thanh Minh, xây mộ cho người chết, xây mộ cho ông bà
Công viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc – Nhà đầu tư mua bán đất Nghĩa trang, dịch vụ tang lễ trọn gói tốt nhất 2018, món quà vô giá cho đấng sinh thành. Bên cạnh đó là các dịch vụ chăm sóc nơi an nghỉ cho người quá cố, dịch vụ mai táng, tang lễ trọn gói. Đến với Công viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang với giá hợp lý và dịch vụ chất lượng nhất.
Gọi Hotline 0906 082 088 để được tư vấn tốt nhất.
Website chính thức: https://saigonthienphuc.com
Kênh Facebook chính thức: https://www.facebook.com/saigonthienphuc
Kênh Youtube chính thức của Hoa viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc : https://www.youtube.com/channel/UCUmwCxdzLUTr_fIfXRMl9Xw
Bảng giá Đất Nghĩa Trang tham khảo năm 2018: https://saigonthienphuc.com/bang-gia-dat-nghia-trang
Email: saigonthienphuc.info@gmail.com