fbpx
Logo Vàng PC

Những điều cần biết về phong tục tang ma của người Việt Nam (phần 2)

Nghi thức tang gia: Sau lễ thành phục, đến cúng cơm cho người chết. Lễ này được gọi “Chiêu tịch diện”, ám chỉ hàng ngày phải có 3 buổi cúng cơm, vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Trước đây vào buổi sáng, con cái phải bưng chậu nước, khăn mặt, bàn chải răng, thức ăn điểm tâm từ giường người chết thường nằm ra đến chỗ linh tọa, khi đi phải khóc to, tới nơi dâng lên linh tọa mà cúng. Buổi chiều sau buổi cúng cơm mới đem vào. Tục này hiện nay không còn, vì thấy quá cầu kỳ, và tại linh tọa lại thấy không được trang nghiêm cho lắm.

Trong cúng cơm, các người con trai có thể thay nhau, dâng trà, rượu, cơm thịt trước linh tọa, có khi là cháu đích tôn (thông thường là cơm chay).

Trong nhà đám, như chúng tôi trình bày, nhiều gia đình thường mời đội kèn đến đánh trống, thổi sáo, kéo đàn gọi là “Đội kèn giải”, khi có người đến phúng viếng chia buồn, sẽ nổi nhạc ò í e, có người cho tiền nhờ họ khóc mướn, đội kèn giải sẽ vừa trống kèn, vừa ngân nga đọc kể lể theo tâm sự người đã thuê giải bày, giọng kể lể cũng mang vần điệu lúc lên bổng xuống trầm thể hiện sự thê lương nghe thật nảo lòng, ai nghe cũng rưng rưng xúc động. Nhà đám nào không có đội kèn giải, xem như  hiu quạnh lắm.

Những họ hàng người miền Bắc xưa và nay, có hội tương tế, hội đồng hương (gọi là người trong họ, trong làng), nếu người chết hưởng thọ, bên hội sẽ cử từ 10 người có tuổi cao trở lên đến tế lễ chia buồn. Họ mặc trang phục trang trọng, áo dài khăn đóng màu trắng, phường nhạc nổi trống kèn như đang diễn một vở tuồng Tàu. Lễ tế ở đây có nghĩa, người trong họ hay trong làng, dâng rượu, trà, bánh, hoa quả lên linh tọa (như lúc cúng cơm), và đọc điếu văn chia buồn với người chết cùng tang gia, đọc xong mới đốt đi như gửi thư cho người chết vậy.

Ở miền Nam có học trò lễ, chỉ mang sắc thái văn hóa, vì tang gia mời đến làm lễ tế, chứ những học trò lễ thường không có họ hàng, đôi khi còn không phải người làng hàng xóm với người chết. Có học trò lễ đến tế, ai cũng biết nhà đó thuộc loại có dư giả tiền bạc, muốn thực hiện một ma chay trang trọng.

Việc khách khứa, họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân hữu đến phúng viếng chia buồn, tùy theo khách mà các con trai con gái phải ở hai bên áo quan lạy tạ, khách lạy ba lạy phải đáp một lạy, khách lạy bốn lạy thì đáp hai lạy, khách của người nào người đó lạy tạ, nếu ít tuổi hơn kêu con cháu ra tạ lại. Thông thường có tục nếu khách đưa ma thì lạy ba lạy, còn không đưa ma thì lạy bốn lạy, trước quan tài người chết.

Nghi lễ động quan, di quan: Trước ngày động quan, di quan nhiều gia đình tổ chức đêm không ngủ, các con cái, dâu rễ tề tựu bên áo quan suốt đêm, có ý nghĩa tưởng nhớ người chết, phường nhạc bát âm kèn giải cũng đôi khi ở lại khóc mướn cho tang gia.

Ngày xưa trong đêm không ngủ, tang gia còn làm lễ chuyển cửu, tức xoay quan tài một vòng, nếu nhà chật hẹp thì người ta rước hồn bạch (nay là di ảnh) đi quanh nhà, cốt ý cho hồn ma không nhớ đường về nhà nữa.

Ngày động quan, di quan còn gọi “ngày phát dẫn”. Cha mất, con trai chống gậy tre, mẹ mất chống gậy vông, nếu con trưởng không có nhà thì cháu đích tôn, nếu cả hai không có mới đến con trai thứ. Con trai con gái không có mặt trong những ngày tang gia, áo mủ khăn tang  được xếp  lên nóc áo quan.

Trong ngày di quan, nhà đòn rất quan trọng, bởi họ là vai chính trong lễ động quan, di quan, nên tang gia rất coi trọng họ. Cho nên trước khi động quan, tang gia phải có những tờ bạc lớn dằn dưới ly rượu đầy, trước nóc áo quan nhằm tưởng thưởng cho các đạo tỳ khi khiêng quan tài mà không bị đổ rượu, ý muốn để người chết không bị động mà ra đi suôn sẻ. Vùng Nam Bộ nhiều nhà đòn còn tô chức “hát đưa linh”, một nét văn hóa khá độc đáo.

Hát đưa linh tức lúc động quan, di quan, gồm một nhân quan chỉ đạo, và từ 8 đến 10 đạo tỳ (người khiêng áo quan), họ vừa thắp nhang trước linh cửu người chết xong, nhân quan cùng đạo tỳ liền múa may theo điệu hát bộ, và hát hò bằng câu chuyện “chàng Lia cướp quan tài”. Vừa hát vừa động quan rồi đến di quan.

Trên đường đi các đạo tỳ vẫn theo sự chủ đạo của nhân quan, vừa uyển chuyển nhịp nhàng vừa linh động khiêng áo quan theo nhịp của bài ca, bên cạnh là tiếng trống kèn của đội kèn giải đánh theo bài hát, nghe rất tưng bừng (nhưng đây là cách làm các đạo tỳ đang khiêng áo quan, quên đi nổi mệt nhọc).

Thông thường khi di quan, nhà đòn phải có 2 thần tướng làm bằng giấy, hình dung dữ tợn dẫn đường (nhiều người cho là hình tượng của ác thần và thiện thần), thứ đến là thể kỳ có 2 người khiêng, một bức hoành vải trắng đề 4 chữ (như cha mất là câu “Hổ sơn vân ám”, mẹ mất thì ghi “Di lĩnh vận mê” v.v..), và 2 bên treo lồng đèn, ghi tước hiệu và tước danh người chết.

Thứ ba trong việc đưa đám là tấm minh tinh. Tấm minh tinh làm bằng vải đỏ có ghi chức tước, họ tên người chết treo vào một cành tre, hoặc tháp trụ để vào bàn cho mấy người khiêng. Bên dưới tấm minh tinh có 4 chữ Qui, Khốc, Linh, Thinh. Đi sau là các thầy cúng hay nhà sư theo tụng niệm.

Sau tấm minh tinh, nhà đòn còn có bàn hương trên để lư nhang, hai bên cắm đèn cầy, độc bình cắm hoa vạn thọ, và mâm trái ngũ quả, kế đến là thực án bày tam sên hay heo quay bánh trái. Đi trước bàn hương là các con trai người mang di ảnh, người cầm chén cơm chống gậy đi giật lùi đến khi áo quan đưa lên linh xa. Theo sau bàn hương là đội kèn tây, kèn ta.

Rồi đến linh xa (xe đòn) trên để hồn bạch (hay di ảnh); và tang gia nối bước theo sau, kế đến thân bằng quyến thuộc, thân hữu của tang gia đi đưa tiễn.

Trước khi động quan, nhà đám phải cúng tam sên ở giữa đường đi, như ý xin đường còn tang gia cúng thổ thần như bẩm báo người chết tên gì, tuổi gì không còn ở trong ngôi nhà này nữa (ý như xóa tên ra khỏi hộ khẩu, nếu thành ma trở về nhà thì các thổ thần sẽ không cho vào nhà).

Khi động quan, nhóm đạo tỳ có người đại diện thắp nhang và đèn khấn bái trước quan tài, các đạo tỳ khác phải quỳ lạy cung kính theo lệnh của đại diện, khấn bái xong mới động quan (xem phần hát “đưa linh” ở trên).

Khi quan tài được khiêng ra khỏi cửa, trong nhà phải đập bể một vài món đồ dùng (như nồi niêu v.v… làm bằng đất) để tạo ra tiếng nổ lớn, cho tà ma sợ mà đi ra hết khỏi nhà.

Khi đi đường đến nghĩa trang, tang gia rải giấy tiền vàng bạc, nhằm hối lộ cho đám tà ma quỷ dữ, kẻo quan tài nặng nề khó đi.

Đó là những bước của di quan và động quan.

Nghi lễ hạ huyệt: Khi nhà đòn đưa quan tài đến nghĩa trang, ở đây nếu có nhà trạm thì đưa áo quan vào, cho bên tang gia quỳ lễ cám ơn, hoặc có phần đọc điếu văn và đáp tạ cũng được diễn tiến tại đây.

Lúc đến giờ tốt, tang gia lại có mâm cúng thổ thần tại nghĩa trang, nếu có thầy địa lý phong thủy sẽ có mặt tại huyệt nhằm phân kim gióng hướng cho đúng, khi đến giờ mới cho đạo tỳ hạ quan.

Khi áo quan đã định vị đúng hướng là phần lấp huyệt. Tang gia và họ hàng, những người đi tống tang (người quen đi đưa tiễn) sẽ đi quanh huyệt mà ném từng hòn đất xuống lòng huyệt. Khi hạ huyệt xong, người con trai trưởng sẽ quỳ lạy những người đưa tiễn 4 lạy, có nghĩa cảm tạ người đến tiễn vong linh và bắt đầu lấy đạo thờ người chết để tang.

Nghi lễ ngu tế:  An táng xong, cả tang gia trở về nhà lại tế, người xưa gọi là “Ngu tế” (ngày chôn là sơ ngu, ngày thứ hai là tái ngu, và ngày thứ ba là tam ngu). Ngu có nghĩa là yên. Vì người chết hồn phách chưa yên nghỉ nơi nào, cho nên tế 3 lần để hồn phách người chết được yên ổn. Nay tục này cũng ít thấy gia đình nào còn thực hiện.

Xem nhanh các bài viết có nội dung liên quan: bán đất nghĩa trangchăm sóc người cao tuổichăm sóc sức khỏe người cao tuổichon dat chon catchọn đất chôn cấtcông viên nghĩa trangdat duong sanhdat nghia trangdịch vụ mai tángdịch vụ mai táng tphcmdịch vụ tang lễđất dưỡng sanhđất nghĩa tranggia dat nghia tranggiá đất nghĩa tranghoa viên nghĩa trangkhu mo gia dinhkhu mộ gia đìnhmua dat nghia trangmua đất nghĩa trangnghĩa trangnghĩa trang dòng họnghĩa trang gần tphcmnghia trang gia dinhnghĩa trang gia đìnhnghĩa trang lớn nhất sài gònnghĩa trang tại tphcmnghĩa trang tp hồ chí minhsài gòn thiên phúcsaigon thien phucsức khỏe người cao tuổisức khỏe tuổi giàtang lễ trọn góitảo mộ ông bàthiên phúcTiết Thanh Minhxây mộ cho người chếtxây mộ cho ông bà

Công viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc – Nhà đầu tư mua bán đất Nghĩa trang, dịch vụ tang lễ trọn gói tốt nhất 2018, món quà vô giá cho đấng sinh thành. Bên cạnh đó là các dịch vụ chăm sóc nơi an nghỉ cho người quá cố, dịch vụ mai táng, tang lễ trọn gói. Đến với Công viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang với giá hợp lý và dịch vụ chất lượng nhất.

Gọi Hotline 0906 082 088 để được tư vấn tốt nhất.

Website chính thức: https://saigonthienphuc.com

Kênh Facebook chính thức: https://www.facebook.com/saigonthienphuc

Kênh Youtube chính thức của Hoa viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc : https://www.youtube.com/channel/UCUmwCxdzLUTr_fIfXRMl9Xw

Bảng giá Đất Nghĩa Trang tham khảo năm 2018: https://saigonthienphuc.com/bang-gia-dat-nghia-trang

Email: saigonthienphuc.info@gmail.com

 

Chia sẻ