fbpx
Logo Vàng PC

Lễ Tắm Phật và những điều nên làm trong mùa Phật Đản

Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này được thực hiện bằng việc tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật Đản sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hưỡng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Nguồn gốc Lễ Tắm Phật trong mùa Phật Đản

Nguồn gốc của Lễ Tắm Phật được bắt nguồn tự sự tích Đức Phật đản sinh. Theo Phật sử, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.

Ở Ấn Độ và Tây Vực, các tự viện thường hay tôn trí tượng Phật để mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên tượng Phật như là một hành động biểu trưng cho sự tẩy trừ ô nhiễm nơi thân mình. Vào dịp kỷ niệm Phật đản, tượng Phật sơ sinh được tôn trí trên kiệu hoa, xe hoa diễu hành khắp nơi trong nước. Khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, trong ngày kỷ niệm Phật đản sinh, Lễ tắm Phật được vua chúa tổ chức cực kỳ trang nghiêm, trọng thể trong hoàng cung, về sau phổ biến ở tất cả chùa chiền trong dân chúng.

điều nên làm trong mùa phật đản

Trước đây, ngày kỷ niệm Phật đản sanh là mùng 8 tháng Tư âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng Tư âm lịch nên ngày lễ tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư.

Thực hành Lễ Tắm Phật mùa Phật Đản sao cho đúng?

Để thực hiện nghi lễ này, trước tiên Phật tử cần phải trần thiết bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau nước lớn tinh sạch. Ở nước ta, các Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín.

Theo Dục Tượng Công Đức kinh: “Phải dùng các thứ diệu hương như Ngưu đầu, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Cam tùng, Bạch đàn, Uất kim, Long não, Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương… làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sạch”. Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Đối với những ngôi chùa chưa có Thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ tắm Phật trong mùa Phật đản. Tuy nhiên, các phật tử và mọi người phải thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh thì lễ tắm Phật sẽ đem đến vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể chúng sinh.

Những điều nên làm trong mùa Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật, kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời và thường được tổ chức vào ngày rằm tháng4. Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Trong ngày lễ Phật Đản, các Phật tử không thể quên làm những việc sau:

Tự răn mình luôn làm điều Phúc – Thiện:  Lễ Phật Đản là một hoạt động sinh hoạt Phật giáo mang tính ổn định của Hội Phật giáo từ Trung ương đến các địa phương. Trong ngày lễ, ngay từ sáng sớm, nhiều ngôi chùa đã bắt đầu tổ chức Lễ Phật đản bằng nghi thức tắm Phật. Đây là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh “ba nghiệp thân khẩu ý” của con người.

Tuyệt đối không sát sinh trong ngày Lễ Phật Đản: Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài… Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, vốn là đạo lý nhà Phật.

Giữ tâm trong sáng hướng thiện:  Cũng trong đại lễ, nghi thức tắm Phật là một nghi lễ quan trọng trong ngày Phật Đản. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần giữ cho tâm thanh tịnh để dòng nước tinh sạch sẽ gột rửa mọi suy nghĩ, lời nói tội lỗi, tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân. Từ đây, những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan, thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng. Sau Lễ tắm Phật, các Phật tử thường chia nhau nước tắm hoặc vẩy lên người khác với tâm niệm như vậy sẽ đem lại bình an, mạnh khỏe cho bản thân mình và gia đình. Trong ngày Lễ, các tăng ni luôn cầu cho quốc thái dân an, con người rũ bỏ được những biểu hiện của “tham, sân, si”.

Xem nhanh các bài viết có nội dung liên quan: bán đất nghĩa trangchăm sóc người cao tuổichăm sóc sức khỏe người cao tuổichon dat chon catchọn đất chôn cấtcông viên nghĩa trangdat duong sanhdat nghia trangdịch vụ mai tángdịch vụ mai táng tphcmdịch vụ tang lễđất dưỡng sanhđất nghĩa tranggia dat nghia tranggiá đất nghĩa tranghoa viên nghĩa trangkhu mo gia dinhkhu mộ gia đìnhmua dat nghia trangmua đất nghĩa trangnghĩa trangnghĩa trang dòng họnghĩa trang gần tphcmnghia trang gia dinhnghĩa trang gia đìnhnghĩa trang lớn nhất sài gònnghĩa trang tại tphcmnghĩa trang tp hồ chí minhsài gòn thiên phúcsaigon thien phucsức khỏe người cao tuổisức khỏe tuổi giàtang lễ trọn góitảo mộ ông bàthiên phúcTiết Thanh Minhxây mộ cho người chếtxây mộ cho ông bà

Công viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc – Nhà đầu tư mua bán đất Nghĩa trang, dịch vụ tang lễ trọn gói tốt nhất 2018, món quà vô giá cho đấng sinh thành. Bên cạnh đó là các dịch vụ chăm sóc nơi an nghỉ cho người quá cố, dịch vụ mai táng, tang lễ trọn gói. Đến với Công viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc, bạn có thể dễ dàng tìm được những sản phẩm đất dưỡng sanh, đất nghĩa trang với giá hợp lý và dịch vụ chất lượng nhất.

Gọi Hotline 0906 082 088 để được tư vấn tốt nhất.

Website chính thức: https://saigonthienphuc.com

Kênh Facebook chính thức: https://www.facebook.com/saigonthienphuc

Kênh Youtube chính thức của Hoa viên Nghĩa trang Sài Gòn Thiên Phúc : https://www.youtube.com/channel/UCUmwCxdzLUTr_fIfXRMl9Xw

Bảng giá Đất Nghĩa Trang tham khảo năm 2018: https://saigonthienphuc.com/bang-gia-dat-nghia-trang

Email: saigonthienphuc.info@gmail.com

 

Chia sẻ