fbpx
Logo Vàng PC

Ý nghĩa của những ngày lễ tâm linh trong văn hóa Việt

Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trong một năm có rất nhiều ngày lễ tâm linh khác nhau. Mỗi một ngày lễ tâm linh này đều mang những ý nghĩa riêng biệt, mang một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của người Việt. Để biết được ý nghĩa của những ngày lễ tâm linh đó là gì, mọi người hãy theo dõi thông tin sau.

 

Những ngày lễ tâm linh có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa của người Việt
Những ngày lễ tâm linh có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa của người Việt

Những ngày lễ tâm linh trong văn hóa của người Việt

Trong một năm, có rất nhiều ngày lễ tâm linh được tổ chức đối với văn hóa đời sống tinh thần của người Việt. Mỗi một ngày lễ đều mang những ý nghĩa, mục đích khác nhau với người quá vãng cũng như những người con cháu, người thân ở lại.

Những ngày lễ tâm linh trong văn hóa của người Việt vô cùng đa dạng như:…

  • Ngày 01 tháng 01 (Âm lịch): Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi người thân, mừng tuổi, hái lộc,…

  • Ngày 15 tháng 01 (Âm lịch): Tết Nguyên Tiêu

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.

  • Ngày 4;5 tháng 3 (Âm lịch): Tết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 4 hay 5 tháng 3 khi hết tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 3 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước. Tết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, bổn phận người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước.

  • Ngày 15 tháng 4 (Âm lịch): Lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là một thái tử tên Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, Vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày Rằm tháng tư năm 624 trước tây lịch (theo Nam tông); mùng 8/4 (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi  nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

  • Ngày 05 tháng 5 (Âm lịch): Tết Đoan Ngọ

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Tết mồng 5 tháng Năm, còn được ta gọi là Tết Giết sâu bọ, vì trong ngày hôm ấy ta có tục giết sâu bọ. Theo quan niệm của ta xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người. Điều đặc biệt là giết sâu bọ chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả.

  • Ngày 15 tháng 7 (Âm lịch): Tết Vu Lan

Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Tại Việt Nam, vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè, đến chùa cầu mong cha mẹ sức khỏe và niềm vui, ăn chay để tích đức, dành tặng cha mẹ những lời chúc và món quà ý nghĩa…

  • Ngày 25 Tháng 12 (Âm lịch): Lễ Tảo Mộ cuối năm

Tảo mộ cuối năm hay còn gọi là lễ Chạp thường được các gia đình tổ chức vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp hằng năm. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mộ, phát cỏ dại, chặt cây cối, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó. Đây là một trong những việc người còn sống thể hiện hiếu đạo, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Những ngày lễ tâm linh là ngày mà con cháu hướng về ông bà, tổ tiên
Những ngày lễ tâm linh là ngày mà con cháu hướng về ông bà, tổ tiên

Các ngày lễ tâm linh được tổ chức đều có ý nghĩa khác nhau nhưng ý nghĩa lớn nhất của những ngày này chính là sự hướng về cội nguồn, một nghĩa cử cao đẹp trong văn hóa của người Việt. những lúc những người con cháu hướng về ông bà, tổ tiên hay người thân quá cố. Đây cũng là một dịp đặc biệt để mọi thành viên trong gia đình có thể cùng nhau tề tụ và thắp nén hương một lòng nhớ ơn đến ông bà, tổ tiên, những đấng sinh thành từ những lời dạy tốt đẹp.

Những ngày lễ tâm linh được tổ chức tại Sài Gòn Thiên Phúc

 

Sài Gòn Thiên Phúc tổ chức nhiều ngày lễ tâm linh lớn trong năm
Sài Gòn Thiên Phúc tổ chức nhiều ngày lễ tâm linh lớn trong năm

Sài Gòn Thiên Phúc là nghĩa trang cao cấp, hiện đại và trang nghiêm, chất lượng được nhiều người biết đến. Nghĩa trang này mang đến một quan niệm hoàn toàn mới mẻ về nơi an táng, chôn cất người quá vãng với sự chất lượng, trang nghiêm và cao cấp.

Không như những nghĩa trang thông thường, Công Viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc như một ngôi nhà thứ 2 của những người quá vãng và những người con cháu. Nơi này thường xuyên tổ chức các nghi lễ tâm linh lớn trong năm cho người quá vãng cũng như là dịp để con cháu đến viếng mộ phần, cầu nguyện cho người thân, ông bà, tổ tiên.

Có rất nhiều ngày lễ tâm linh được tổ chức tại Sài Gòn Thiên Phúc như: lễ tảo mộ, đại lễ tiết thanh minh, lễ vu lan báo hiếu… Những ngày lễ lớn này được tổ chức trang nghiêm, đầy đủ các nghi thức giúp cho người quá vãng sớm được siêu sanh tịnh độ và những người con cháu ở lại cũng gửi lời cầu nguyện chân thành cho người đã khuất.

 

Quý thân nhân và gia đình có nhu cầu tìm hiểu về đất dưỡng sanh và dịch vụ tại Công Viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 0906 082 088 hoặc nhắn tin trực tiếp vào Fanpage để nhận được hỗ trợ và tư vấn.

Tọa trên vị trí đắc địa với diện tích 60,000m2 tại ấp Long Phú, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Công Viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc là nơi an nghỉ lý tưởng với 05 ưu điểm vượt trội:

Có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh nhất, chỉ cách chợ Bến Thành 20km.

Tất cả trong MỘT: Thanh toán duy nhất 01 lần cho toàn bộ dịch vụ trọn gói vĩnh viễn.

Dịch vụ chăm sóc trọn gói vĩnh viễn: Thắp hương và vệ sinh mộ định kỳ, chăm sóc cây cảnh, cảnh quan Công viên luôn sạch đẹp.

Nghi lễ tâm linh định kỳ: Hàng năm Công viên tổ chức 04 Đại Lễ Cúng và Cầu hồn nguyện cầu cho Chư Hương Linh được vãng sanh Cực Lạc, gia đạo bình an.

Thời gian sử dụng vĩnh viễn: pháp lý minh bạch, Công Viên Nghĩa Trang Sài Gòn Thiên Phúc được Nhà nước phê duyệt thời gian sử dụng lâu dài, vĩnh viễn, không lo di dời.

Chia sẻ

Mạng xã hội

Videos